Quá trình hình thành và phát triển

         Điều kiện tự nhiên

      Phước lộc là một xã đồng bằng nằm ở phía Tây Bắc Huyện Tuy Phước, cách trung tâm Huyện khoản 3km, phía đông giáp Phước nghĩa, phía Tây giáp Phước An, phía Nam giáp Thị Trấn Tuy Phước, phía Bắc giáp xã Phước Hiệp và phường Nhơn Hòa thị xã An Nhơn. Tổng diện tích tự nhiên của xã 1184,56 ha, toàn xã có 11 thôn, 4 trường học, 3 HTXNN, 1 Quỹ Tín dụng và 1 Trạm y tế

      Bức tranh tổng thể của quê hương có 3 tuyến quốc lộ gồm: quốc lộ 1A,  quốc lộ 19 cũ và  quốc lộ 19 mới , đường sắt chạy xuyên qua, ngã tư Cầu Gành là nơi giao lưu của các phương tiện giao thông vào Nam ra Bắc và các Tỉnh Tây Nguyên, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển các ngành nghề mua bán.

         Truyền thống cách mạng

      - Phước Lộc những năm đầu sau ngày giải phóng đất nước (tháng 3/1975 – 1978). Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 thắng lợi mở ra thời kỳ phát triển mới của Cách mạng Việt Nam – thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Bước vào thời kỳ mới, Đảng bộ, quân và dân huyện Tuy Phước nói chung và xã Phước Lộc nói riêng có những thuận lợi cơ bản bên cạnh những khó khăn chung của đất nước và địa phương sau ngày giải phóng.

      - Thực hiện các Chỉ thị của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ về công tác xây dựng chính quyền cách mạng sau ngày giải phóng, được sự hướng dẫn, giúp đỡ trực tiếp của Ban Thường vụ Huyện uỷ, tháng 4/1975, UBND cách mạng lâm thời xã được thành lập và đi vào hoạt động. Thuận lợi to lớn và cơ bản đầu tiên là quê hương hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối. Nhân dân sống trong độc lập, tự do và hoà bình, có điều kiện xây dựng quê hương và cuộc sống mới, góp phần xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, cán bộ, đảng viên được rèn luyện qua thử thách, găn bó máu thịt với địa phương được Nhân dân tin yêu, có tinh thần yêu nước, đoàn kết và lòng tin của Nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Từ đó, hàng năm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra và những nhiệm vụ chính trị của địa phương.

         Vùng đất văn hóa lịch sử

       Phước Lộc có nền văn hóa lâu đời mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Phước Lộc có  Đình làng Vinh Thạnh là một thiết chế văn hóa trong  cấu trúc làng xã thời phong kiến. Ngoài giá trị văn hóa truyền thống, Đình làng Vinh Thạnh còn là nơi thờ cụ Đào Tấn một danh nhân văn hóa lớn của đất nước nhà soạn tuồng lỗi lạc và là hậu tổ tuồng Việt Nam, có nhiều đóng góp trong lĩnh vực thơ văn và nghệ thuật hát tuồng. Ngày 24/2/2000 Đình làng Vinh Thạnh được UBND Tỉnh xếp hạng di tích lịch sử cấp Tỉnh.

      Bên cạnh xã Phước lộc còn có đặc sản nổi tiếng Nem Chả chợ Huyện, được cục sở hữu trí tuệ ( Bộ khoa học và công nghệ ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại quyết định số 62126/QĐ- SHTT ngày 8/9/2017, đây là cơ hội lớn để đặc sản này tiếp tục vươn xa, cùng với đó địa phương có 14 sản phẩm OCOP của 2 HTX Lộc Tín và HTX Nem chả chợ Huyện VDASA Với những lợi thế trên Phước lộc chủ trương giữ gìn và khôi phục những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, không chỉ cho các thế hệ con cháu mai sau mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch, mở ra hướng đi đầy tiềm năng cho địa phương.

 

 

 

                                                        

        

        

        

 

Các tin khác

LIÊN KẾT

LƯỢT TRUY CẬP

 Đang truy cập: 44

 Hôm nay: 12488

 Tháng này: 12249

 Tổng cộng: 428608

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ PHƯỚC LỘC

Địa chỉ: Thôn Hanh Quang, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
Điện thoại: 02563 832 155 Emai: vpubndxaphuocloc155@gmail.com.
Người chịu trách nhiệm nội dung: Thái Văn Thuận, Chủ tịch UBND xã